Mẫu Bộ nhận diện thương hiệu – nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp Với sự cạnh tranh kinh doanh cao như hiện nay, để khách hàng nhớ tới bạn càng khó hơn nhiều. Vậy làm thế nào để tiếp cận khách hàng nhiều hơn, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp dành cho bạn. Đến với Designer Group – công ty thiết kế hệ thống bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp uy tín, mang đến cho bạn bộ nhận diện chuyên nghiệp.
1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì ?

Thiết kế nhận diện thương hiệu là toàn bộ những yếu tố hữu hình của thương hiệu (Logo, slogan, bộ nhận diện văn phòng tại điểm bán,…). Những yếu tố đó phối hợp với nhau giúp phân biệt thương hiệu này với thương hiệu kia trong tâm trí khách hàng
2. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
- Bộ nhận diện văn phòng: Danh thiếp, giấy tiêu đề, phong bì thư, hóa đơn, đồng phục nhân viên….
- Nhận diện sản phẩm: Bao bì sản phẩm, nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm,
- Nhận diện tại điểm bán: Biển cửa hàng, biển hiệu đại lí, Poster, banner, standee,
- Ấn phẩm marketing: Catalogue, Profile, Brochure, …..
- Nhận diện cốt lõi: Logo, slogan, Brand name…
- Nhận diện trên internet: Website công ty, Landing page, facebook fanpage, email marketing…

3. Ưu điểm của bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.
– Giúp khách hàng sẽ dễ dàng nhớ tới sản phẩm
– Cho thấy sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp
– Tăng sự tin tưởng của đối tác, khách hàng và nhà đầu tư
– Giúp doanh nghiệp dễ dàng được nhớ hơn
– Giúp doanh nghiệp được nổi bật trong ngành
– Tăng giá trị doanh nghiệp, công ty
– Để thu hút vốn đầu tư hoặc dễ dàng chuyển nhượng
– Dễ dàng kiếm nhân sự
– Đáp ứng tiêu chuẩn trong ngành hay tiêu chuẩn kinh doanh hiện tại
4. Một số lưu ý Designer cần biết khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp:
- Có ý tưởng rõ ràng
Khác với các những sản phẩm thiết kế rời rạc khác, bộ nhận diện thương hiệu bao gồm rất nhiều ấn phẩm vì thế trước khi thiết kế, designer cần phải lên ý tưởng thật rõ ràng. Ý tưởng này sẽ được hình thành từ các yêu cầu, thông điệp mà khách hàng muốn truyền tải; từ việc tìm hiểu kỹ càng về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, tầm nhìn… của doanh nghiệp. Khi đã có được ý tưởng rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được lộ trình thiết kế cụ thể và chủ động thiết kế đúng mục tiêu đề ra.
- Chọn màu sắc, kiểu chữ phù hợp
Màu sắc của bộ nhận diện thương hiệu sẽ do doanh nghiệp quyết định. Designer chỉ cần thiết kế dựa trên màu đã được lựa chọn và kết hợp một số màu phụ để tạo ra các ấn phẩm đẹp mắt.
Bên cạnh màu mắc thì kiểu chữ cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt cho các ấn phẩm nhận diện thương hiệu. Ngoài việc chú tâm đến tính thẩm mỹ của chữ, người thiết kế cần phải chú ý đến tính dễ nhìn, dễ đọc của chữ.
Vì bộ nhận diện thương hiệu là các sản phẩm hướng đến công chúng nên việc kết hợp các yếu tố màu sắc – kiểu chữ – hình ảnh – kích thước phải tạo nên sự cân đối, cho phép người xem dễ dàng cảm nhận được ý nghĩa truyền tải. Không cần phải quá chú trọng đến “tính nghệ thuật” trong bộ nhận diện thương hiệu.
- Tạo được sự nhận biết thương hiệu
Để các ấn phẩm thiết kế trong Brand Identity đạt được tiêu chí tạo được sự nhận biết thương hiệu, giúp khu biệt thương hiệu này với các thương hiệu khác, trong quá trình thực hiện thiết kế, Designer cần tuân thủ đúng theo các yêu cầu về sử dụng màu sắc và kết hợp một cách sáng tạo các yếu tố hình thức để tạo nên bộ nhận diện bắt mắt – dễ nhìn và dễ ghi nhớ.
5. Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp diễn ra như thế nào?

Khi bắt tay vào một dự án thiết kế, những người làm nghề thường tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau. Họ muốn có cái nhìn trực quan để đánh giá, để hiểu về cốt lõi giá trị của thương hiệu này. Sau đó quy trình diễn ra như sau
- Nghiên cứu & Khai phá
Giai đoạn này chính xác là giai đoạn tốn nhiều công sức “tâm tư, tình cảm” nhất của người làm nghề thiết kế. Nó đòi hỏi thời gian, năng lượng và cả nguồn nhân lực để nghiên cứ. Nhưng thật sự rất cần thiết để xây dựng cái căn bản dựa trên ngôn ngữ hình ảnh.
Ở bước này, người thiết kế “học” mọi thứ về thương hiệu họ nhận làm. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp họ tạo ra tính cách của thương hiệu, một bức tranh toàn cảnh về thương hiệu. Và để làm được, rất nhiều các câu hỏi phải được nêu ra
- Đối tượng mục tiêu là ai?
Một quan niệm sai lầm thường thấy chính là lồng ghép những gì thương hiệu muốn truyền tải tới khách hàng. Nó không hoàn toàn đúng. Chúng ta cũng nên đứng trên lập trường của khách hàng, hiểu họ muốn điều gì ở thương hiệu của mình.
Điều này cũng không có nghĩa là khách hàng sẽ được chọn màu sắc cho Logo, mà phải có sự thấu hiểu sâu sắc tới những gì khách hàng cần, khách hàng muốn và giá trị của doanh nghiệp đem lại.
Ngoài những khách hàng cũ thân thiết, người làm thiết kế cũng muốn hiểu rõ các khách hàng mới tiềm năng chưa tiếp cận tới thương hiệu. Một bộ nhận diện thương hiệu sẽ là khuôn mặt đại diện cho doanh nghiệp, tương tác với toàn bộ thế giới xung quanh.
- Đặc tính của thương hiệu hiện tại?
Người thiết kế thương hiệu cần có sự đánh giá đầy đủ về:
+ Những đặc tính hiện tại của thương hiệu
+ Thương hiệu này sẽ được tinh chỉnh thế nào để phù hợp với những mục tiêu trong tương lai
Họ muốn biết thương hiệu được cảm nhận từ phía trong doanh nghiệp thế nào và ngoài doanh nghiệp thế nào (khách hàng, đối thủ,…) Nắm được chính xác từng chi tiết nhỏ nhất sẽ là thứ tiên quyết giúp định vị được yếu tố thành công của thương hiệu
Yếu tố này đòi hỏi cả một quá trình nghiên cứu dài, bao gồm cả khảo sát với:
+ Nhân viên
+ Lãnh đạo
+ Khách hàng
Đối với những người trong doanh nghiệp, người thiết kế đưa ra những câu hỏi chi tiết về từng mảng một của thương thiệu, từ giá trị nó đem lại tới tính cách của Logo, và cả định vị phát triển trong tương lai
- Đối thủ của chúng ta là ai ?
Sự khác biệt, là điều quan trọng bậc nhất khi xây dựng thương hiệu; tạo dựng thiết kế cho thương hiệu sự nhận dạng, tính đồng nhất và độc đáo. Nếu không hiểu rõ đối thủ, chúng ta rất dễ có thể bị cuốn theo họ, những người đã đi trước chúng ta một quãng đường rất dài.
Quá trình nghiên cứu này không chỉ cần thiết để hiểu đối thủ của mình là ai, mà chính xác hơn là thương hiệu của mình đứng cạnh họ có khác biệt hay không.
Ví dụ như, khi những người thiết kế thực hiện nghiên cứu đối thủ cho một dự án, họ phát hiện ra rằng, tất cả mọi đối thủ trên thị trường đều sử dụng duy nhất 4 màu sắc. Điều này rõ ràng không bình thường, bởi rất rất nhiều các ngành nghề đều có những sự lựa chọn màu sắc giống hoặc tương đương nhau ( Netflix và Youtube đều là đỏ và đen cạnh nhau).
Nhưng nó cũng là một điểm tốt để thể hiện sự khác biệt đấy chứ (Hãy nhìn TP Bank với màu tím – cam nổi trội so với hầu hết các ngân hàng khác sử dụng màu xanh lá cây và xanh nước biển).
- Tư duy Thị giác
Lúc này, có hàng tá các dữ liệu, đầu bài cần phải giải quyết từ các phân tích đối thủ, phản hồi của khách hàng tới những khảo sát nội bộ.
Đây là lúc người làm nghề chuyển những thông tin này sang dạng hình ảnh. Các thông tin thường chứa đựng những cảm xúc về tính cách, mục tiêu và giá trị của thiết kế thương hiệu, và nhiệm cụ của họ là phải khám phá ra cách thể hiện bằng hình ảnh với chúng.
Sau đó họ lựa chọn những yếu tố cụ thể dễ khơi gợi cảm xúc nhất, giàu hình ảnh nhất để đưa vào thiết kế
- Quá trình sản xuất
Sau rất nhiều các “bài tập về nhà” và vẽ “sơ đồ tư duy”, giờ là lúc bắt tay vào thực hiện
- Logo
Phải vẽ bản nháp trước. Buộc phải bằng 2 màu cơ bản đen và trắng trước. Họ phải đảm bảo rằng hình ảnh của Logo phải có sức mạnh đủ để truyền tải thông điệp, mà không có sự tác động của bất cứ màu sắc nào.
- Bảng màu
Sau khi đã có hình ảnh cụ thể, bước tiếp theo là phải lựa chọn màu sắc. Thông thường, yếu tố cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn màu sắc. Nó cũng là một cơ hội lớn để bạn thể hiện điểm khác biệt của mình.
- Typography
Ở mỗi bước đều có những khó khăn và thách thức riêng, nhưng đối với Typo thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Các thương hiệu thường theo các xu hướng khác nhau (chữ có chân và chữ không chân) cái mà có thể rất hot ở thời điểm hiện tại, nhưng hôm sau đã trở nên lỗi thời.
Typography cũng mang lại những cảm xúc tới người nhìn như các yếu tố khác. Nó cần có sự kết nối hiệu quả tới tính cách của thương hiệu.
Tối đa chỉ nên dừng lai trong khoảng 2-3 font chữ khác nhau mà thôi.
- Iconography – Biểu tượng
Một Iconography tốt không chỉ được tạo bởi ngôn ngữ hình ảnh sáng tạo, mà còn bởi tính ứng dụng trong công việc. Nó dựa vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì, ngành này ra sao,…
- Hệ thống thiết kế
Đây thường là một điểm yếu trong ngôn ngữ hình ảnh. Các doanh nghiệp thường nghĩ rằng bởi vì họ đã có Logo, màu sắc, và font chữ, họ có thể thoải mái kết hợp chúng với nhau. Do bộ nhận diện thương hiệu là giới thiệu doanh nghiệp tới khách hàng, sẽ rất quan trọng nếu bạn biến điều này thành những trải nghiệm khó quên.
- Các thứ bậc & bố cục
Thứ tự phù hợp, bao gồm tiêu đề, đoạn mô tả, nội dung trong bài, hình ảnh, ….
- Ảnh và đồ họa
Dùng ở đâu, bao giờ và thế nào? Bao gồm cả các hướng dẫn hiệu ứng đi kèm.
Hãy gửi gắm thương hiệu của bạn vào dịch vụ của một công ty thiết kế hệ thống bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp và nguồn lực tay nghề cao, để phát triển thương hiệu mãnh mẽ nhất.
Với gói dịch vụ thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện, Designer Group sẽ đảm bảo thành công cho dự án xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn với hệ thống hình ảnh nhận diện đồng bộ, nhất quán, tạo ấn tượng chuyên nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Thông tin liên hệ
Phòng tư vấn
Hotline : 0919 789 889 – 08 45 00 99 77
Email : tuvan@designer.com.vn