thiết kế thương hiệu cho ngành nông lâm

1.  Logo quan trọng thế nào?

Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, chế biến, nhất thiết phải có một logo đẹp để sản phẩm làm ra, chế biến thành phẩm và mang ra tiêu thụ được nhiều người tiêu dùng biết đến và phân biệt với các loại nông sản khác.

Không chỉ vậy, logo sẽ hiện diện ở tất cả mọi nơi trong công ty, doanh nghiệp, danh thiếp của cán bộ nhân viên, tài liệu, vật dụng văn phòng tới các ấn phẩm quảng cáo và đồng phục nhân viên. Vì thế, thiết kế logo đẹp, nổi bật với phong cách riêng là yêu cầu và mong muốn của tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay.

2. Cấu trúc và bố cục của logo

Cấu trúc của logo chính là các thành phần cấu tạo nên logo. Thông thường, cấu trúc logo gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Biểu tượng
  • Chữ
  • Tagline

Logo có thể gồm cả 3 thành phần trên, hoặc gồm 1-2 thành phần kết hợp với nhau.

Sau khi đã trình bày cấu trúc của logo gồm những thành phần nào, đặt logo trên hệ thống lưới để thể hiện tỷ lệ giữa các thành phần. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến bố cục logo theo chiều ngang và chiều dọc để mở rộng tính ứng dụng của logo trong các thiết kế nhận diện thương hiệu khác nhau với các kiểu kích thước khác nhau.

3. Quy định về kích thước và khoảng cách an toàn

Mỗi logo luôn có kích thước tối thiểu để đảm bảo các thành phần của logo được nhìn rõ nét, không bị mờ. Tùy thuộc vào hình dáng của logo, quy định về kích thước tối thiểu sẽ khác nhau, hoặc sẽ có các quy định về biến thể của logo khi logo ở các kích thước nhỏ.

Nếu logo có tagline, đến một kích thước tối thiểu nào đó, sẽ không được sử dụng tagline vì tagline thường nhiều ký tự, khi xem ở kích thước quá nhỏ chữ sẽ trở nên mờ và không thể đọc được. Tương tự như vậy, nếu logo gồm biểu tượng và chữ, đến một kích thước tối thiểu nào đó, chữ sẽ không được sử dụng và chỉ còn lại biểu tượng nhằm đảm bảo logo có thể được nhìn rõ và nhận diện bằng mắt thường.

Quy định về khoảng cách an toàn là quy định về khoảng cách tối thiểu giữa logo và các thành phần thiết kế khác, nhằm đảm bảo logo luôn được trông thấy rõ ràng và không bị lẫn lộn vào các hình ảnh hay các yếu tố thiết kế khác.

4. Quy chuẩn về màu sắc và font chữ

Màu sắc chuẩn của logo theo 2 hệ màu CMYK (hệ màu cho in ấn) và RGB (hệ màu cho web) cần được trình bày cụ thể trong bộ hướng dẫn sử dụng logo để đảm bảo khi logo được sử dụng để in ấn hay dùng internet, màu sắc của logo luôn chuẩn và thống nhất. Ngoài ra, quy chuẩn về màu sắc còn bao gồm quy định về sử dụng logo trên các nền màu khác nhau như nền trắng, sử dụng màu âm bản trên nền màu nhận diện, hệ màu grayscale, logo đen, trắng.

Bên cạnh quy chuẩn về màu sắc, quy chuẩn về font chữ cũng không thể thiếu trong bộ hướng dẫn sử dụng logo. Quy chuẩn về font chữ thường gồm font chữ dành cho tiêu đề, font chữ dành cho nội dung, font chữ sử dụng trên website, font chữ thay thế trong một số trường hợp đặc biệt.

5. Góc nhận diện thương hiệu

Góc nhận diện thương hiệu cũng là một phần quan trọng trong file hướng dẫn sử dụng logo. Góc nhận diện thương hiệu là một biểu tượng thiết kế có sự kết nối với logo nhằm giúp người khác khi nhìn vào có thể liên tưởng nhanh chóng đến thương hiệu.

Khi đã xác lập được góc nhận diện thương hiệu trong hệ thống nhận diện thương hiệu, góc nhận diện thương hiệu sẽ được xuất hiện hầu hết trong tất cả các ấn phẩm thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm đảm bảo:

  • Tính thống nhất của bộ nhận diện thương hiệu
  • Giúp thương hiệu dễ dàng được nhận biết

Quy chuẩn về góc nhận diện thương hiệu có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo từng thiết kế hoặc từng bộ nhận diện thương hiệu khác nhau. Góc nhận diện không nhất chỉ có duy nhất một thiết kế duy nhất, nó có thể bao gồm nhiều biến thể để tăng tính ứng dụng trong thiết kế cũng như giúp các ấn phẩm thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu trở nên đa dạng và không nhàm chán. Tuy nhiên, cho dù góc nhận diện có nhiều biến thể thì các biến thể này cũng vẫn phải có tính liên kết và thống nhất với tổng thể bộ nhận diện.