Để đảm bảo được các chức năng và mục đích chính của standee, các designer cần chú ý một số lưu ý như sau:
Số lượng từ ngữ phù hợp
Standee gây chú ý cho khách hàng bởi tính thẩm mỹ và sự mới lạ từ hình ảnh, khiến cho họ phải dừng lại một chút để nhìn nhận về chủ đề quảng cáo. Trong khoảng thời gian ít ỏi như thế, thông tin trên standee cần ngắn gọn và dễ hiểu, thông điệp cũng rõ ràng vì hầu như không ai tình cờ lướt qua mà đọc hết thông tin chứa trên standee đâu.
Bố cục hợp lý
Tiếp nối ý nghĩa của standee với thông điệp rõ ràng, cách bài trí bố cục trên đó chính yếu quyết định nội dung quảng cáo có đi vào tâm trí khách hàng hay không. Ánh mắt đầu tiên thường dừng lại ở tiêu đề – nội dung trên cùng của standee. Tiếp theo sẽ là hình ảnh nổi bật chính giữa rồi mới đến các bố cục chi tiết khác. Ngoài ra, yếu tố màu sắc cũng góp phần điều hướng tập trung và sự chú ý của khách hàng. Làm thế nào để cho nổi bật, thống nhất concept sẽ tăng mức độ nhận diện thương hiệu cho khách hàng hơn.
- Nguyên liệu làm một chiếc standee phải tốt, bền, đảm bảo được các yêu cầu cần có. Khi chọn mua standee, bạn nên mua những standee với chất liệu tốt, để khi đang thực hiện một sự kiện hay chương trình nào đó standee sẽ không bị hỏng một cách bất ngờ.
- Việc tháo lắp standee phải đảm bảo tính đơn giản mà ai cũng có thể dễ dàng làm được. Các khớp nối có độ chuẩn xác khá cao.
- Đảm bảo về độ cứng, chắc và an toàn.
- Mẫu thiết kế standee phải độc đáo và sáng tạo, thu hút người xem.
- Nội dung thông tin thể hiện trên standee phải đầy đủ rõ ràng, xúc tích, bố cục khoa học, hình ảnh sắt nét.
Với đặc tính nổi bật là nhỏ gọn, giá cả vừa phải, hợp lý nên standee được sử dụng rất nhiều khi đảm bảo được chức năng quảng cáo. Thay vì dùng một tấm pano cỡ lớn, một banner treo bảng hiệu hay những thứ cồng kềnh khác trong công cụ truyền thông offline, standee là một giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề cập nhật thông tin, truyền tải thông điệp rõ ràng, đơn giản.
- Tạo điểm khác biệt, gây sự chú ý
Tại những sự kiện cộng đồng thu hút lượng lớn người tham dự, các sự kiện giao lưu văn hóa, triển lãm nghệ thuật hay khu vui chơi, doanh nghiệp có thể tận dụng nhân dịp sẵn có mà trưng bày sản phẩm, quảng cáo cho chiến dịch của mình. Với bố cục và nội dung đạt tiêu chuẩn của một poster, khách hàng sẽ hiểu được các dịch vụ, sản phẩm công ty cung cấp, đồng thời có nhiều tương tác trực tiếp giúp xây dựng uy tín với khách hàng.
Cuối cùng là vấn đề về tài chính, nhiều người có thể thắc mắc rằng tại sao một standee luôn đi kèm với thiết kế banner, poster, cùng với địa điểm tổ chức sự kiện… là một “combo” khá tốn kém như thế, mà được “quảng cáo” là tiết kiệm.
Có hai lý do chính để trả lời cho khúc mắc này. Thứ nhất là sự ứng biến linh hoạt. Các sự kiện để truyền thông offline là một chuỗi nằm trong kế hoạch marketing, vậy nên cần kha khá các banner, poster tại mỗi địa điểm thích hợp. Điều này nghĩa là standee không chỉ được sử dụng một lần, banner không chỉ một cái là đủ mà luôn phải cập nhật, thay thế. Tuy nhiên điều tiết kiệm ở đây là bạn chỉ cần thay thế tấm banner thôi, không tốn thêm bất kì chi phí phát sinh nào khác. Và lý do cuối cùng chính là lợi nhuận của truyền thông offline mang lại. “Combo” này hao ban đầu nhưng lại mang về thành quả gấp gấp nhiều lần. Vậy tiếc gì khi bạn không “lùi một bước tiến hai bước”, mà đầu tư chính đáng để mang lại thành quả cơ chứ?